Hầu
hết những người sở hữu một kết nối Internet hiện đại ngày nay đều phải
sử dụng đến kỹ thuật NAT (Network Address Translation). NAT
đã là một phần không thể thiếu khi triển khai mạng IP diện rộng do
không gian địa chỉ IPv4 đã bắt đầu co hẹp. Về cơ bản, NAT cho phép một
(hay nhiều) địa chỉ IP nội miền được ánh xạ với một (hay nhiều) địa chỉ
IP ngoại miền. Điều này cho phép sử dụng dải địa chỉ IP riêng theo chuẩn
RFC 1918 trên các mạng nội bộ trong khi chỉ sử dụng một hoặc một số ít
các địa chỉ IP công cộng.
Bài viết sẽ trình bày những khái niệm cơ bản về NAT, các loại NAT và cách thức hoạt động của công nghệ này.
NAT
Có ba loại NAT khác nhau gồm có: NAT động, NAT tĩnh và NAT vượt tải (NAT overloaded).
Với NAT tĩnh, một địa chỉ IP nội miền chỉ định sẽ được ánh xạ sang một địa chỉ IP chỉ định khác ngoài miền, như hình dưới đây.
Trong hình trên, một PC trong mạng nội
bộ cần truyền thông tới một máy khác thuộc mạng ngoài, trong trường hợp
này là Internet. Nhưng địa chỉ thuộc RFC 1918 không có khả năng định
tuyến trên mạng Internet công cộng do vậy không được sử dụng làm địa chỉ
nguồn hay đích. Để xử lý vấn đề này, NAT có thể được cấu hình tĩnh để
nối địa chỉ nội bộ 192.168.1.10 với địa chỉ ngoài 203.0.113.10. Như vậy,
với mạng ngoài, lưu lượng đến sẽ là từ địa chỉ 203.0.113.10 thay vì
192.168.1.10. Trong tình huống này, NAT sẽ coi địa chỉ IP 192.168.1.10
là địa chỉ cục bộ bên trong và địa chỉ được ánh xạ 203.0.113.10 là địa
chỉ chung bên trong.
Với NAT động, Địa chỉ IP nội bộ sẽ tự
động được khớp với một bộ các địa chỉ IP ngoài. Quá trình ánh xạ vẫn là
giữa 1 địa chỉ nội bộ với một địa chỉ ngoài nhưng được diễn ra tự động.
Ở hình trên, hai PC trong mạng nội bộ
cần truyền thông tới máy ở mạng ngoài, trong trường hợp này là Internet.
NAT được cấu hình động để ánh xạ các địa chỉ nội bộ là 192.168.1.25 và
192.168.1.50 với những địa chỉ IP trong tập hợp địa chỉ đã cấu hình NAT.
Trong hình, máy có địa chỉ 192.168.1.50 đã được ánh xạ đến địa chỉ
203.0.113.10 và máy có địa chỉ 192.168.1.25 được ánh xạ tới địa chỉ
203.0.113.11. Điều này có nghĩa là máy có địa chỉ 192.168.1.50 sẽ được
khởi tạo lưu lượng ngoài trước.
Với NAT vượt tải (còn gọi là biên dịch
địa chỉ cổng PAT), ánh xạ một một như NAT động và NAT tĩnh không được sử
dụng. Thay vì một địa chỉ ngoài chỉ được gán cho 1 địa chỉ IP nội bộ
thì giờ đây nó có thể được gán cho tất cả các máy nội bộ dựa trên số
cổng (port number). Chỉ khi số lượng cổng khả dụng sử dụng bởi địa chỉ
IP ngoài bị cạn kiệt thì một địa chỉ IP ngoài thứ hai mới được dùng đến
với phương pháp tương tự.
Ở hình trên, có sáu máy khác nhau đang
truy cập tới các máy thuộc mạng ngoài. NAT vượt tải được cấu hình với
tập hợp địa chỉ trong dải 203.0.113.10 đến 203.0.113.14. Giả sử rằng lưu
lượng qua NAT router một cách tuần tự thì mỗi loại lưu lượng sẽ được
ánh xạ với một địa chỉ IP ngoài (trong trường hợp này là địa chỉ IP đầu
tiên tron dải-203.0.113.10) và số cổng chỉ định.
Với mỗi ví dụ, NAT router được cấu hình
sử dụng cùng địa chỉ IP là 192.168.1.1 trên giao diện Fast Ethernet 0/0
được đánh dấu là giao diện NAT nội và 203.0.113.1 trên giao diện
FastEthernet 0/1, được đánh dấu là giao diện NAT ngoài.
Kết luận
Có rất nhiều phương pháp phức tạp hơn để
triển khai NAT nhưng mục đích bài viết là giới thiệu về NAT và cách
thức hoạt động trong những ví dụ đơn giản. hi vọng rằng bài viết đã giúp
các bạn hiểu rõ hơn về NAT và cách nó được sử dụng trên mạng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét