Hiện nay VTC có 2 Data center: Data Center Hà nội và Data Center Thành phố Hồ Chí Minh. IDC Hà Nội: đặt tại 65 Lạc Trung, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Diện tích: 200m2, lắp đặt 1.500 máy chủ các loại, trạm biến thế 550KVA, máy phát điện dự phòng 550KVA. IDC Thành phố Hồ Chí Minh: đặt tại 259 Đồng Đen, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích: 100m2, lắp đặt 800 máy chủ các loại; trạm biến thế 550KVA, máy phát điện dự phòng 550KVA.
1. Tiêu chuẩn của IDC:
Đạt tiêu chuẩn quốc tế
Tính ổn định, khả năng bảo mật và dự phòng cao, hoạt động liên tục 24/24;
Phù hợp với các dịch vụ băng thông rộng, đảm bảo truy xuất dữ liệu với tần xuất cao và nhanh.
Cung cấp các ứng dụng dịch vụ được cung cấp đồng thời qua phương tiện Internet và truyền hình.
2. Chức năng:
Trung tâm tích hợp dữ liệu là kho dữ liệu số tích hợp đa dịch vụ cho các lĩnh vực dịch vụ chính: giáo dục điện tử (e-Learning); trò chơi điện tử (Games); phát triển nội dung cho Internet; phát triển nội dung cho mạng điện thoại di động; kho dữ liệu số; phim số và đa phương tiện số.
Tổng quan của hệ thống IDC
a. Các Module:
Trung tâm dữ liệu của VTC được thiết kế đạt tiêu chuẩn quốc tế với tính dự phòng, bảo mật cao nhất. Bao gồm các module:
Làm mát và quản lý độ ẩm
Nguồn điện sẵn sang
Bảo vệ nguồn điện
Phân phối nguồn điện
Quản lý giám sát và các dịch vụ
Chữa cháy
Bảo vệ vật lý: Camera, truy cập vào ra
b. Hệ thống điện sẵn sàng UPS:
- Sử dụng hệ thống UPS Liebert với các tính năng chính:
Thiết kế theo công nghệ True Online Double Conversion
0.9 Output Power Factor
DSP-controlled IGBT Inverter
- 1+N System: Built-in Parallel Board, có khả năng dự phòng song song lên tới 6UPS.
- Tích hợp sẵn bo mạch điều khiển kết nối hoạt động song hành Dual Bus, giúp cho hệ thống có tính sẵn sàng cao nhất.
- Công nghệ điều khiển Vector: Fully Digital
- Dải điện áp đầu vào rộng:
Bypass: +15%, -20%
290-498Vac (Rectifier vẫn cho phép, minimizes thời gian hoạt động và tăng tuổi thọ của ác quy)
- Màn hình LCD hiển thị nhiều ngôn ngữ
c. Hệ thống máy phát điện dự phòng:
Hệ thống điện máy phát điện được tính cấp nguồn cho toàn bộ tải trong IDC bao gồm các tải IT qua UPS, điều hòa chính xác và các tải điện AC thông thường khác
d. Hệ thống nối đất:
Một hệ thống nối đất tốt sẽ làm giảm đi rất nhiều những nhiễu do dòng điện và nguồn điện gây ra, ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị như các xung điện áp, nhiễu từ, sóng hài..
Hệ thống đất cho IDC phải được thiết kế có điện trở < 1 Ohm
Hệ thống tủ điện phân phối (PDU) cấp nguồn cho các thiết bị máy chủ phải được tích hợp máy biến áp cách ly bên trong nhằm tách biệt hoàn toàn trung tính của nguồn điện cấp cho IDC với toàn bộ trung tính của hệ thống điện còn lại của tòa nhà. Đảm bảo cung cấp cho IDC 1 đường trung tính sạch, hạn chế tối thiểu những nhiễu hài do nguồn điện gây ra.
Đường trung tính của biến áp cách ly phải được đảm bảo cách ly với hệ thống nối đất hệ thống điện tòa nhà.
e.Triệt tiêu nhiễu hài:
Méo điện áp thường gây nên bởi các nhiễu sóng hài dòng điện là nguyên nhân gây ra các sự cố thường thấy về điện. Vì thế sử dụng biến áp cách ly sẽ có tác dụng triệt tiêu các sóng hài ảnh hưởng ngược trở lại hệ thống điện
Sử dụng hệ thống UPS có bộ chỉnh lưu 12 xung cũng hỗ trợ cho việc triệt tiêu các nhiễ sóng hài đầu vào và hạn chế các méo hài dòng điện ảnh hưởng ngược trở lại hệ thống điện, đảm bảo < 5% khi UPS hoạt động 100% tải
Tiêu trừ các xung sét
Không thể tránh được các hiện tượng nhiễu, xung sét xẩy ra trong hệ thống điện vì yếu tố như sét đánh, các thao tác tắt bật thiết bị đóng cắt hay sự không ổn định của nguồn lưới.
Các bộ cắt xung sét (TVSS) với 10 chế độ bảo vệ trong các tủ EMDB, UPSDB, UDB và MECH DB
f. Hệ thống giám sát dịch vụ:
Quản lý giám sát theo thời gian thực, khả năng thông tin tới người sử dụng khi có sự cố.
Phân tích dữ liệu và có khả năng dự báo các hỏng hóc.
Kết hợp được với hệ thống giám sát tòa thông minh
NOC quản lý và giám sát mọi hoạt động của trung tâm dữ liệu IDC
g. Hệ thống phòng và chữa cháy tự động:
Hệ thống phòng cháy và chữa cháy tự động sẽ được thiết kế cho toàn bộ trung tâm dữ liệu, cả trên và dưới sàn nâng kỹ thuật, bao gồm:
Hệ thống chữa cháy tự động sử dụng FM200, dập lửa bằng khí trơ: Đây là chất khí sạch, không để lại cặn bã sau khi xả, thân thiện với con người. Đồng thời có thể đặt được các bình khí tại những vị trí thích hợp trong trung tâm dữ liệu, tại các góc tách biệt với trung tâm dữ liệu mà không ảnh hưởng đến việc xả khí chữa cháy trong trung tâm dữ liệu.
h. Luồng Traffic:
Tất cả luồng thông tin đi từ mạng bên ngoài (untrust) vào hệ thống của VTC (trust) đều phải đi qua ít nhất là một lớp tường lửa bảo vệ có khả năng ngăn chặn mọi cuộc tấn công có thể xảy ra.
Giới thiệu hạ tầng kỹ thuật VTC Diginet
Kiến trúc mạng đường trục DWDM – VTC DIGINET tổng thể
Đường trục DWDM của DIGINET-VTC sử dụng công nghệ ULH DWDM (Ultra long haul DWDM). Đây luôn là giải pháp chính để không những nâng cao băng thông và chất lượng đường truyền mà còn giảm thiểu chi phí cho mạng đường trục DWDM, và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, DIGINET-VTC lựa chọn giải pháp Metro WDM dành cho dịch vụ Ethernet. Giải pháp này với công nghệ OADM /ROAM, GbE ADM/MADM đã đáp ứng được nhu cầu dễ quản lý, dễ vận hành, chi phí hợp lý và QoS bảo đảm để mở rộng các dịch vụ như IPLC, DLC, Internet Leased-Line, IPTV … của DIGINET-VTC.
Qua quá trình vận hành và khai thác, Hệ thống DWDM dựa trên ưu thế tích hợp C/DWDM, ROADM, OTN, GE ADM.MADM và công nghệ hỗ trợ dịch vụ Ethernet, đáp ứng nhu cầu xây dựng mạng truyền dẫn nội tỉnh băng rộng thế hệ sau, mạng truyền dẫn của DIGINET-VTC có khả năng dự phòng lớn, tái xây dựng topo mạng phức tạp, bảo vệ, tích hợp, quản lý và điều khiển dễ dàng các phần tử mạng, loại bỏ các hạn chế của mạng WDM, và tăng tính hiệu quả khai thác mạng.
3. Sơ đồ kết nối mạng đường trục VTC – Diginet
Hệ thống có 5 trạm OTM (Mux/Demux), trong đó: có 3 trạm OTM 4x10G DWDM tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà nẵng, TP HCM do có ít nhất 4 luồng 10G DWDM kết cuối tại các nút mạng này và 2 trạm OTM phục vụ kết nối các hướng đi quốc tế tại Đồng Đăng và Mộc Bài sử dụng 1 bước sóng 10G DWDM.
a. Kết nối đường trục Bắc-Nam
Hiện tại kết nối đường trục Bắc Nam của VTC đạt tốc độ tối đa lên tới 40 Gbps, ngoài ra có một tuyến kết nối back up (độc lập về mặt vật lý) 10Gbps để dự phòng đảm bảo cho kết nối Bắc Nam luôn luôn ổn định 24/7. Hiện nay VTC là 1 trong 4 đơn vị sở hữu đường trục Bắc Nam tại Việt Nam.
b. Kết nối quốc tế
VTC kết nối kênh quốc tế qua Singtel với tốc độ 1Gbps và tuyến dự phòng 1Gbps.
Trung tâm dữ liệu của VTC thiết kế ở mức độ an toàn cao nhất. Đảm bảo hệ thống luôn luôn ổn định 24/7.
Hệ thống lưu trữ dữ liệu của VTC được thiết kế với trung tâm lưu trữ dữ liệu SAN thông lượng kết nối cao nhất hiện tại là 8Gbps.
c. Hệ thống đường truyền kết nối:
Đường kết nối peering đến VDC: 10 Gbps
Đường kết nối peering đến VNIX: 10 Gbps
Đường kết nối peering đến Vietel: 10 Gbps
Đường kết nối peering đến FPT: 10 Gbps
Đường kết nối peering đến EVN: 10 Gbps
Đường kết nối peering đến VTN: 10 Gbps
Đường kết nối peering đến CMC: 10 Gbps
Với hệ thống đường truyền Peering dung lượng lớn 10 Gbps đến tất cả các ISP nên hệ thống của VTC luôn hoạt động ổn định, chất lượng cao trong mọi trường hợp.
Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013
Cơ sở hạ tầng server của VTC DIGINET
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét